Chúng ta thường có xu hướng sử dụng “chùa” những ứng dụng nhưng lại không muốn bỏ ra bất kỳ một khoản chi phí nào. Điều này đồng nghĩa với việc smartphone của bạn sẽ là mục tiêu của các quảng cáo. Những banner quảng cáo này không những làm mất thẩm mỹ, mà còn sử dụng lưu lượng data của bạn để tải về những quảng cáo xấu xí khác? Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì các đoạn quảng cáo cứ xuất hiện liên tục và chiếm nhiều diện tích trên màn hình, thì dưới đây là những cách có thể giúp bạn “trừ khử” chúng trên các thiết bị Android.
1. Adblock Plus
Adblock Plus có nhiều phiên bản khác nhau, dành cho cả Windows lẫn Android. Nhưng dù là trên Windows hay Android, Adblock Plus luôn là một “nỗi sợ hãi” của nhiều ứng dụng miễn phí bởi ứng dụng này có khả năng chặn đứng mọi quảng cáo xuất hiện trên màn hình khi người dùng sử dụng các ứng dụng miễn phí. Mà những mẩu quảng cáo khó chịu này lại là nguồn thu chính của những nhà phát triển ứng dụng miễn phí bởi chẳng ai cho không bạn cái gì cả. Lo ngại trước vấn đề này, Google đã “tiễn” Adblock Plus ra khỏi khu chợ Google Play của mình cách đây không lâu.
Đầu tiên, bạn tải Adblock Plus phiên bản mới nhất (2.2)
tại đây. Bạn có thể tải về trực tiếp bằng smartphone của mình hoặc thông qua máy tính rồi sao chép vào smartphone.
Sau khi cài đặt và kích hoạt sử dụng, Adblock Plus sẽ chọn dùng một cách thức cập nhật dữ liệu mới cho bộ lọc sao cho phù hợp nhất với thiết bị của người dùng (tương tự tính năng Update của nhiều phần mềm khác, nhưng ở đây không phải cập nhật phiên bản, mà là cập nhật dữ liệu bộ lọc). Cũng từ đây, Adblock Plus sẽ luôn chạy ngầm trong hệ thống để ngăn chặn không cho quảng cáo “xâm nhập”.
Người dùng có thể thay đổi cách cập nhật này, bằng cách nhấn vào Filter subscription. Ở đây có 2 tùy chọn Manual (cập nhật thủ công) và On start (tự động cập nhật mỗi khi chạy Adblock Plus tùy theo ý thích của bạn).
Một nhược điểm nhỏ của Adblock Plus đó là ứng dụng này sẽ chỉ phát huy được tối đa khả năng lọc quảng cáo nếu smartphone Android đó
đã được root. Còn với một thiết bị chưa được root, Adblock Plus chỉ có thể lọc quảng cáo đối với các truy cập bằng Wi-Fi. Theo đó, nếu thiết bị sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 4.1.2, 4.2.1 hoặc Android 3.0 trở về trước, người dùng cần phải cấu hình proxy cho kết nối Wi-Fi thì Adblock Plus mới hoạt động được. Sử dụng Proxy là localhost, port là 26571. Còn smartphone Android chưa root, sử dụng Android 3.1 hoặc cao hơn (nhưng thấp hơn 4.1.2) không cần cấu hình proxy, nhưng Adblock Plus chỉ giúp lọc các quảng cáo qua traffic từ kết nối Wi-Fi.
Lưu ý: Hệ điều hành Android thường có tính năng ngăn chặn cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc và mặc định tính năng này đang được kích hoạt. Vì vậy, trước khi cài đặt Adblock Plus từ tập tin đã tải về, bạn cần vào Settings chọn Unknown sources ở mục Applications hoặc Security (tùy phiên bản Android) và nhấn OK để xác nhận. Bây giờ, bạn chỉ cần bấm vào tập tin *.apk đã tải về để cài đặt. (Cái này chắc ai cũng biết)
2. AdAway
Cũng tương tự Adblock Plus, AdAway sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các quảng cáo phiền phức. Cơ chế hoạt động của AdAway vô cùng đa dạng, hiệu quả, có thể ngăn chặn được rất nhiều thông tin quảng cáo từ các nguồn đã được biết, hoạt động trên trình duyệt và ứng dụng bên trong hệ thống. Mặc dù “số phận” của AdAway cũng chẳng “khá khẩm” hơn Adblock Plus trên Google Play, người dùng vẫn có thể cài đặt và sử dụng chợ ứng dụng F-Droid để tìm kiếm ứng dụng này. Cài đặt và update phiên bản mới nhất của AdAway là bạn đã đi được một nửa chặng đường rồi đó. Ứng dụng yêu cầu HĐH Android 2.0 trở lên và thiết bị phải được root trước đó. Hãy ghi nhớ rằng, khi bạn muốn gỡ bỏ ứng dụng này, điều trước tiên mà bạn cần làm là tắt ứng dụng đi (deactivate) bởi nếu không, quảng cáo sẽ vẫn bị chặn cho dù bạn có gỡ AdAway đi rồi.
Mặc định, AdAway hỗ trợ sẵn việc chặn quảng cáo từ một số dịch vụ, nhưng nếu có những dịch vụ quảng cáo lạ chưa được chặn, cũng như tên miền tương ứng của nó chưa được AdAway hiểu thì bạn vào Menu, chọn List, nhấn vào thẻ màu Black, nhấn Add. Sau đó nhập tên miền của dịch vụ cần chặn quảng cáo, nhấn Add. Ngược lại, nếu muốn đưa một tên miền vào danh sách cho phép hiển thị tất cả nội dung, bạn thực hiện tại thẻ White. Sau mỗi thao tác cập nhật trên, bạn phải khởi động lại thiết bị.
Download AdAway tại đây
3. Lucky Patcher
Lucky Patcher là một giải pháp khá hữu ích khác để xóa bỏ những banner quảng cáo xấu xí và khó chịu trên Android, nhưng để thực hiện được, điều tiên quyết là máy của bạn phải được ROOT rồi nhé!
Đầu tiên, bạn cần tải phần mềm Lucky Patcher về và cài đặt vào điện thoại của mình. Tiếp theo, chạy chương trình Lucky Patcher, khi hộp thoại
Superuser Request hiện lên, chọn
Allow. Khi danh sách các ứng dụng cài đặt trong máy hiện lên, ứng dụng nào có quảng cáo thì bên dưới tiêu đề của chúng sẽ có cảnh báo “
Google Ads Found!“
Bấm vào ứng dụng mà bạn muốn gỡ bỏ quảng cáo khoảng 2 giây, sẽ có một bảng thông báo hiện ra. Đến đây, bạn chọn mục
Remove Google Ads, vậy là những banner quảng cáo của ứng dụng hay game đó sẽ được gỡ bỏ. Sau bước này, bạn có thể vào ngay ứng dụng và thử xem những banner quảng cáo có còn không nhé.
Bạn có thể download Lucky Patcher tại YêuApk.Com nhé
(mạng cùi không vào blog được
)
4. Chặn quảng cáo trên Opera Mobile
Cách này có thể thực hiện trên cả thiết bị Android đã root hay chưa root đều được, nhưng chỉ giúp chặn bớt quảng cáo trên các website khi duyệt web bằng Opera Mobile chứ không chặn được quảng cáo trên ứng dụng.
Đầu tiên, bạn sử dụng máy tính để tạo một tập tin có tên urlfilter.ini với nội dung được lưu ở
địa chỉ này sau đó sao chép vào thẻ nhớ điện thoại.
Tiếp theo, mở trình duyệt Opera Mobile trên điện thoại, gõ "
opera:config" (không có dấu ngoặc kép) vào thanh địa chỉ. Trên trang web hiện ra, nhập “
URL Filter” vào ô tìm kiếm, rồi nhấn
Choose để chỉ đường dẫn đến tập tin
urlfilter.ini đã có trên thẻ nhớ. Xong, khởi động lại thiết bị.
Lưu ý: Nội dung trong tập tin trên chứa địa chỉ của những dịch vụ quảng cáo mà người dùng mong muốn chặn lại. Nếu muốn thêm một địa chỉ mới, bạn thêm vào cuối tập tin theo cú pháp tương tự.
Nguồn: http://genk.vn/