Với mong muốn giúp con người có thể chiêm ngưỡng diện mạo của những loài động vật đã tuyệt chủng, nhiều nhà khoa học đã tìm cách phục sinh lại chúng.
Trước khi có sự xuất hiện của loài người, nhiều loài động vật đã tồn tại. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng dần biến mất và gần như đã tuyệt chủng. Hiện nay, với sự hỗ trợ của nhiều phương pháp nghiên cứu, cộng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loài động vật như lười khổng lồ, tê giác lông dài có cơ hội sẽ được phục sinh trong tương lai gần.
Nhiều động vật tuyệt chủng có cơ hội tái sinh. (Ảnh: Wukong)
Lười khổng lồ, loài vật tuyệt chủng từ 8.000 năm trước
Đúng như tên gọi của nó, loài lười khổng lồ này cao tới 6m, nặng 4 tấn. Mặc dù đã tuyệt chủng, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm thấy mẫu DNA của loài vật này từ mẫu hóa thạch cách đây 30 nghìn năm. Theo các nghiên cứu, thời gian tuyệt chủng của loài lười khổng lồ này chưa lâu nên cơ hội để phục sinh chúng là hoàn toàn có thể.
Lười khổng lồ. (Ảnh: Kknews)
Tê giác lông dài, đã tuyệt chủng khoảng 10 nghìn năm trước
Thêm một loài động vật đã tuyệt chủng nhưng có hi vọng phục sinh cao, đó là tê giác lông dài. Đây là loại động vật có nhiều bộ phận đã được bảo tồn như lông, sừng hay móng. Từ những bộ phận này, các nhà khoa học sử dụng các phương pháp hiện đại để loại bỏ DNA nhiễm khuẩn, lọc ra các DNA tốt nhất.
Tê giác lông dài. (Ảnh: Pinterest)
Các nghiên cứu đang dần hoàn thiện theo thời gian và nhận được nhiều dấu hiệu khả quan. Do đó, có thể chỉ một thời gian ngắn, tổ hợp gen hoàn chỉnh của loài động vật này sẽ được công bố.
Đà điểu khổng lồ, tuyệt chủng vào những năm 1850
DNA của loài đà điểu khổng lồ này đã được các nhà khoa học thu thập trong xương và cả trứng của chúng. Ở hang động New Zealand, các mẫu DNA được bảo tồn cẩn thận, nhờ đó mà các nhà khoa học có thể lấy nguồn gen tốt để phục vụ cho việc phục sinh loài động vật này.
Đà điểu khổng lồ. (Ảnh: Ifuun)
Đà điểu khổng lồ có chiều cao tầm 3m, và các loài đà điểu hiện nay chính là họ hàng xa của loài vật này. Hiện nay, nghiên cứu của các nhà khoa học đang có tiến triển nhưng vẫn chưa thể đạt kết quả mong muốn. Phương án khả quan nhất đang được tính đến chính là thay đổi phôi thai của đà điểu thường thành đà điểu khổng lồ.
Hổ răng kiếm, động vật tuyệt chủng từ 10 nghìn năm trước
Thông tin đáng mừng trong hành trình phục sinh loài hổ răng kiếm, chính là DNA của loài vật này đang được bảo tồn hoàn hảo. Không chỉ các nhà khoa học mà tất cả đều mong đợi hình ảnh của loài hổ này được tái sinh trong thời đại ngày nay.
Hổ răng kiếm. (Ảnh: Fanaru)
Có nhiều câu hỏi về hành trình lấy mẫu DNA để tái sinh loài hổ răng kiếm, các nhà khoa học đã giải thích về sự khó khăn của công việc này. Tiêu bản loài hổ răng kiếm được bảo tồn sau khi thu được từ Los Angeles, tuy nhiên, việc tách rời DNA đúng trình tự lại khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. Đó là lý do, đến nay vẫn chưa có ai thành công trong việc tách rời trình tự DNA.
Công việc phục sinh lại các loài động vật đã tuyệt chủng từ hàng chục nghìn năm thực sự là thử thách cho các nhà khoa học. Cũng bởi vậy, kết quả từ công việc này luôn nhận được sự quan tâm với mong muốn nhìn lại những loài vật đã xuất hiện trước cả con người.
Nguồn: Toutiao