Nếu biết cách, người sử dụng smartphone Android đời cũ vẫn có thể sử dụng tốt thiết bị sau nhiều năm.
Một trong những vấn đề khiến người dùng phiền muộn là mặc dù các phiên bản hệ điều hành mới liên tục được tung ra, các nhà sản xuất điện thoại vẫn “kiên trì” với các bản hệ điều hành cũ mà phải rất lâu mới cập nhật cho các điện thoại của họ một lần.
Android khi đó sẽ tỏ ra khá ý ạch trên các mẫu điện thoại tầm trung và thấp với bộ nhớ eo hẹp và vi xử lý có tốc độ hạn chế, chưa kể điện thoại còn chạy chậm hơn theo thời gian. Một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay khi nhận thấy dấu hiệu chậm, lag ở điện thoại, và dưới đây là 5 trong số đó.
1. Xóa các ứng dụng không cần thiết
Google Play là kho ứng dụng dành cho Android với khoảng 800.000 nghìn ứng dụng, và trong đó có hằng tá ứng dụng miễn phí... Vì thế dù hữu dụng hay không, nhưng nhiều người vẫn cứ vô tư tải vào điện thoại mình. Thực tế Hầu hết các ứng dụng đều chạy ngầm gây tốn pin, hạn chế tài nguyên hệ thống. Mẹo là hãy giữ những ứng dụng cần thiết cho mình" và xóa nhưng ứng dụng bạn thường không đụng đến!
2. Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ
Điện thoại Android thường có 2 tùy chọn lưu trữ, một là bộ nhớ trong và hai là thẻ nhớ. Hầu hết điện thoại đời cũ có bộ nhớ trong rất hạn chế nên thường sử dụng thẻ SD để chứa ảnh và nhạc. Tuy nhiên theo như mặc định thì các ứng dụng và game mới sẽ được cài đặt ở bộ nhớ trong. Ngày này qua tháng khác, bộ nhớ trong sẽ chất đống với những ứng dụng lớn nhỏ khiến cho điện thoại trở nên ỳ ạch hơn. Do vậy hãy chuyển các ứng dụng của bạn sang thẻ nhớ bằng cách vào Settings Applications, chọn từng ứng dụng và sử dụng tùy chọn “Move to SD card” tại mục Data.
3. Đừng lạm dụng Laucher/Widget
Một trong những tính năng nổi trội nhất của Android là khả năng tùy biến hệ điều hành. Chẳng hạn, có rất nhiều Launcher dành cho Android có tác dụng cải thiện giao diện, quản lý màn hình Home và thay đổi cách tương tác với điện thoại. Bên cạnh sự trợ lực của vô số Widget đẹp mắt và tiện dụng. Tuy nhiên đây lại chính là hai trong số những nguyên nhân khiến cho máy chạy chậm vì thiếu bộ nhớ. Do vậy nếu thấy máy quá ì ạch thì bạn nên gỡ bớt các Widget nặng nề cũng những Launcher sử dụng nhiều hiệu ứng động. Ngoài ra, nhiều Launcher cũng có chức năng quản lý bộ cache riêng, do vậy nếu không muốn gỡ bỏ hẳn thì bạn nên dành thời gian tinh chỉnh những Launcher này để có được hiệu quả mong muốn.
4 Nâng cấp hệ điều hành
Thường thì sau khi một bản cập nhật hệ điều hành được tung ra, các điện thoại Android sẽ phải mất một khoảng thời gian kha khá trước khi được nhà sản xuất cập nhật. Mỗi bản cập nhật mới chắc chắn sẽ được cải tiến để loại bớt lỗi, tăng cường hiệu năng cũng như tăng tốc độ hoạt động. Do vậy hãy thường xuyên kiểm tra xem máy của bạn đã có bản cập nhật hay chưa, nếu có rồi thì hãy cài đặt bản cập nhật ngay lập tức để bảo đảm hiệu năng cao nhất cho điện thoại.
5. Root máy và up rom
Dù việc root máy sẽ dẫn đến nguy cơ mất bảo hành, nhưng bạn sẽ hoàn toàn làm chủ chiếc điện thoại của mình. Còn trong trường hợp điện thoại đã hết bảo hành thì không có lý do gì bạn phải do dự trước việc root máy. Với một thiết bị Android đã được root, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tăng tốc vi xử lý và tối ưu hóa hệ thống. Gần nhất là up rom cook cho máy, có nhiều bản ROM được làm riêng cho Android, không chỉ mang lại những tính năng mới mà còn có khả năng làm tăng tốc độ hoạt động của điện thoại. Thứ hai là dùng các ứng dụng hỗ trợ như điều khiển CPU Cpu master để tăng tối đa hiệu năng của CPU ( hoạc có thể tiết kiệm pin), hỗ trợ ram là Smart Ram booster để tăng cường hoạt động đa nhiệm của ram....
Tuy nhiên không phải root máy là cách tốt nhất giúp chú "dế" tăng tốc, ngoài ra bạn có thể thử Factory reset để xóa bay mọi thứ lớn nhỏ giữ cho điện thoại về trạng thái ban đầu lúc bạn mua, sẽ làm bạn bất ngờ đấy.