Bão số 16 đang mạnh lên, dự báo tâm bão ngay trên vùng biển từ Bà Rịa Vũng Tàu - Cà Mau. Hiện các tỉnh, thành Tây Nam Bộ đang triển khai các phương án phòng chống bão để tránh gây thiệt hại lớn như bão Linda 20 năm trước.
Sáng nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau họp nhanh để triển khai các biện pháp ứng phó bão số 16. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau họp chuẩn bị đối phó với bão số 16. Ảnh: Báo Đất Mũi
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định, với tốc độ di chuyển nhanh và tình hình thời tiết hiện nay, bão Tembin sẽ đổ bộ vào đất liền của tỉnh là gần như khó tránh khỏi. Đây là cơn bão cực kỳ nguy hiểm với sức gió mạnh cấp 12 và giật cấp 14-15. Được dự báo ở cấp thảm họa nên người dân không được lơ là.
“Chúng ta vẫn còn nhớ rất rõ những thiệt hại của cơn bão số 5 năm 1997 và mới đây nhất là cơn bão số 12 ở miền Trung. Vì thế công việc quan trọng nhất là tuyên truyền đến người dân, không để người dân chủ quan”, người đứng đầu UBND tỉnh Cà Mau nói.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này, địa phương có 8.114/17.401 nhà đã triển khai chằng chống. Có 87.964 người thuộc diện phải di dời sơ tán.
Đối với tàu đang khai thác trên biển, đến 6h sáng nay, còn 595 phương tiện đang hoạt động trên biển, với 178 tàu đang hoạt động xa bờ. Ngành chức năng đã xuống tận nhà dân để liên lạc với tàu.
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau nhận định, qua kiểm tra công tác tuyên truyền, đã triển khai thường xuyên nhưng tâm lý người dân vẫn còn khá chủ quan, nhất là hộ nghèo.
Lãnh đạo các huyện phải chỉ đạo người xuống giúp họ chằng chống nhà cửa, nhưng họ còn không đồng thuận.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, sẽ hỗ trợ toàn bộ hộ nghèo trong tỉnh trong việc mua dây chằng chống nhà cửa.
Ngoài ra, những nơi neo đậu tàu thuyền cũng cần được kiểm tra, như bão số 12 vừa qua, tàu vào khu neo đậu mà vẫn chìm, thiệt hại nhiều tài sản và tính mạng.
Ông Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo, các đơn vị đã phân công, giao vai trong phòng chống bão phải tiếp tục tuyên truyền quyết liệt đến từng hộ dân, bằng mọi hình thức.
Sau cuộc họp, các đơn vị này sẽ thông báo ngay đến người dân, nhất là vùng ven biển để người già, người bệnh, tài sản quan trọng được di dời ngay đến nơi an toàn.
Đối với học sinh, sẽ nghỉ học từ ngày 25/12 cho đến hết bão. Các bệnh viện, trạm y tế, nhà máy phải kiểm tra an toàn tại cơ sở của mình và cho công nhân nghỉ kể từ ngày 25/12, chỉ giữ lại một bộ phận bảo vệ và lực lượng ứng cứu.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình, từ hôm nay phải di dời người già và trẻ em cũng như tài sản đến nơi an toàn. Lực lượng công an, bộ đội… phải đảm bảo an ninh tuyêt đối. Quản lý chặt chẽ thị trường, nhất là các hàng hóa thiết yếu; ngành y tế phải đảm bảo thuốc... Tàu, thuyền được gọi vào bờ để trú bão số 16 Tại Sóc Trăng, ngành chức năng tỉnh cho rằng, trong ứng phó với bão, vấn đề ưu tiên hàng đầu là tính mạng con người.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các sở, ban ngành; các huyện, thị xã, thành phố cần theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của bão, thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân biết để chủ động phòng tránh.
UBND các huyện ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão cần triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu đề nghị các xã, phường, thị trấn không nên chủ quan với tình hình bão đang diễn biến khó lường. Phú Quốc (Kiên Giang), lãnh đạo huyện cho biết, trước tình hình bão số 16, huyện đã cấm tất cả tàu thuyền ra khơi và cho học sinh nghỉ học từ ngày 25/12 đến hết bão.
Ngoài ra, huyện cũng kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, gia cố bè cá, đảm bảo chắc chắn; chằng chống nhà cửa. Thông tin thêm:
Mình ở Long Phú, Sóc Trăng, nghe nói đêm nay bão tới, nghe nói Long Phú bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu có bão không biết ngày mai tao sẽ ra sao. Nhà tao nhà lá.
P/s: khoái nhất cái vụ học sinh được nghỉ hai ngày: thứ 2+3. Nguồn:Vietnamnet.