Ma da kéo .
Mình vừa được nghe người bạn chung phòng ( tên A . ) kể lại 1 câu chuyện có thật ở Gò Dầu hơn 20 năm về trước .
Tại sao ma thường ko cho thấy mặt?
Theo mấy chuyện kể của mấy người bà con dì dượng già, ngày xưa ngoài bắc bị nạn đói chết rất nhìu họ phải kiếm ăn thêm vào ban đêm thường hay gặp ma quỷ, cậu hỡi với mợ đang đánh cá ở ngoài nước hoang vu ko có 1 bóng người, tự nhiên thấy có 2 vợ chồng nọ còn trẻ lắm cũng đang đánh cá nghĩ là đêm khuya vắng lạnh có người đánh cá chung cũng vui nên cũng thấy ấm cúng, họ cứ chèo tới gần tới gần đến lúc nhìn rõ người thì bỗng đâu họ đứng thẳng dơ 2 tay lên, 2 mắt người nào cũng trắng dã ko có tròng đen nhưng chỉ thấy 2 mắt thôi chứ ko thấy người.
Thời sau giải phóng ở miền nam, đang đêm giao thừa sợ mai tết cả nhà bị đói nên ổng ra biển câu cá, câu mãi mà cá rất ít, nản quá ổng quay qua đi đái rồi định về thì quay lại có 3 ông ma tây đang chỉ chõ vào cái rổ cá xì xầm tiếng tây, ông nghĩ có lẽ họ thương mình đêm giao thừa mà 1 mình ra câu cá vì quá nghèo nên ổng tiếp tục câu, kô ngờ đc rất nhìu cá, câu nhìu đến nổi mai ăn kô hết phải chia sẽ với gia đình khác.
Ở ngoài biển tui nổi tiếng có 2 chị em chết đuối người ta thường gọi 2 chị em ca ru bu, thường hiện ra lúc trời gió bắc, mấy người xây kè lấn biển phương xa đến, lúc đó đang nhậu trong lều thì tự nhiên có đứa bé gái quần áo ướt nhẹp rách rưới, đứng ngoài cửa xin cơm, người ta liền lấy cơm cho rồi quay vào nhưng thấy có gì đó bất thường vì ko hề nhìn thấy mặt đứa bé gái, khi chạy ra thì kô thấy ai nữa lại thấy tô cơm để ở ngoài cửa, sáng mai vào hỏi thì người dân nói đó chính là chị em nhà ca ra bu chết cách đây 10 năm.
Có lần trời cũng đang gió bắc, tụi em có 7 đứa đi dạo ngoài biển lúc 11h thì thấy xa xa có đứa bé gái tóc bay theo gió đang đứng nhìn biển, sau đó nó quay lại nhìn tụi em rồi đi đi tời gần đến lúc cách 15m rồi đứng lại, nhưng tuyệt nhiên kô hề nhìn thấy mặt nhưng tụi em kô nghĩ đó là ma, bỗng đâu xa xa có tiếng 1 bé trai kêu tên chị nó, nó liền đi theo tiếng gọi, sợ quá tụi em chạy hết…
~*~
Bí ẩn về bức tường ma ở Trung Quốc
Những câu chuyện được người dân Đường Sơn kể lại cũng kì bí và mơ hồ như những câu chuyện cổ Liêu Trai Chí Dị năm nào của Bồ Tùng Linh.
Nằm dưới độ sâu cách mặt nước 35m tại hồ chứa Panijakou của Đường Sơn cách thủ đô Bắc Kinh 3h chạy xe về phía đông là một ngôi làng và tường thành bao quanh. Theo sử sách kể lại thì ngôi làng này bị một trận hồng thủy nhấn chìm xuống dưới nước vào năm 1977, khi Cách Mạng Văn Hóa diễn ra. Do bị nước ngập nhấn chìm nên ngôi làng đó đã bị chết đuối rất nhiều người.
Bức tường thành mà các thợ lặn đã chụp được dưới lòng hồ Panijakou
Theo những người dân ở đây truyền lại cho con cháu các đời thì những linh hồn bị chết đuối năm đó vẫn ở lại hồ Panijakou và chưa chịu siêu thoát. Những câu truyện được kể nhiều nhất là tại bức tường thành vây quanh ngôi làng, hàng đêm vẫn có rất nhiều binh sĩ đi duyệt binh dưới nước quanh đó. Còn vong linh của nhứng người đã khuất do oán hận quá nhiều mà vẫn chưa chịu đi, cứ ở lại để tìm cách ‘dìm chết’ những người sống. Có người còn kể rằng hàng đêm họ vẫn nghe thấy tiếng la hét, khóc lóc vang vọng từ ngôi làng đó ra.
“Một lần tôi đi cày giữa trưa về thì thấy một cô gái ngồi chải tóc bên hồ. Cô ấy hát một bài hát ai oán và vận trang phục từ thời xưa. Bất ngờ tôi bỗng thấy cô gái ấy đi dần về phía hồ và lội xuống phía dưới. Lo sợ cô ấy bị chết đuối, tôi vội đuổi theo. Nhưng chồng tôi đã nhanh chóng chặn tôi lại. Khi tôi kêu la rằng phải cứu cô gái đó vì cô ta đang sắp chìm mất rồi thì tôi nhận được cái tát như trời giáng của chồng mình. Khi tôi tỉnh lại thì chồng tôi thất thần bảo làm gì có cô gái nào, người duy nhất anh ấy thấy là tôi đang cố tìm cách lội xuống dưới hồ” – người phụ nữ có tên gọi là Tĩnh My đã tiết lộ câu chuyện rùng rợn của mình với báo chí.
Trước những câu chuyện được cho là hoang đường và nhảm nhí đó, trước sức ép của dư luận chính phủ Trung Quốc đã phải ra tay can thiệp. Mới đây họ đã cử một đội các thợ lặn chuyên nghiệp để lặn xuống hồ chứa Panijakou với hi vọng gặp được ma và… nói chuyện phải trái.
Ông Meur – người đứng đầu đội thợ lặn và các nhiếp ảnh gia trong đoàn thám hiểm cho biết đã mang theo 500kg thiết bị tối tân xuống nước để quay phim, chụp ảnh nơi này. Mặc dù không tìm thấy ma và chỉ gặp một số loài tôm cá nước ngọt sinh sống, nhưng đoàn thám hiểm lại tìm ra được một điều khiến họ vô cùng bất ngờ và vui sướng. Đó là tường thành của ngôi làng bị ngập nằm dưới nước này có độ dài về lịch sử vô cùng lâu đời. Nó được xây dựng từ thế kỉ 16 và tồn tại cùng với thời gian cho đến tận bây giờ. Phát hiện này của các nhà thám hiểm đã đem lại được rất nhiều lợi ích cho ngành khảo cổ và lịch sử của Trung Quốc.
Nguồn-TruyenMaCoThat.Net