Khi nói đến chim, chúng ta thường nghĩ rằng chúng đều có khả năng bay lượn trên bầu trời. Tuy nhiên, ở một số loài chim, mặc dù vẫn sở hữu đôi cánh song trong quá trình tiến hóa của mình, chúng đã mất đi khả năng này. Thế nhưng, dù cho không biết bay cũng không thể làm mất đi nét đáng yêu của những loài chim này.
1. Chim cánh cụt.
Không giống những loài chim khác, cánh của chim cánh cụt nhỏ và chắc khỏe. Chúng sử dụng đôi cánh nhỏ của mình như mái chèo để bơi dưới dòng nước hiệu quả hơn là để bay lượn trên bầu trời.
2. Vẹt Kakapo.
Đây là loài vẹt đêm quý hiếm, được tìm thấy tại New Zealand. Tuy là loài vẹt to lớn nhất thế giới với cân nặng lên đến 4kg, thế nhưng đôi cánh của chúng lại rất nhỏ bé. Thêm vào đó là bộ lông khá to lớn làm cho chúng không thể đủ sức để có thể tung cánh bay lượn được. Nhưng điều thú vị là Kakapo lại có thành tích leo trèo rất đáng nể.
3. Đà điểu châu Phi.
Chúng sinh sống chủ yếu ở các thảo nguyên và sa mạc ở châu Phi. Nhờ sở hữu đôi chân dài và khỏe khoắn, chúng có thể chạy với tốc độ lên tới 65km/h. Bên cạnh đó, đôi chân còn được sử dụng như vũ khí chống lại trẻ thù. Lực từ cú đá của loài đà điểu này đủ để giết chết một người trưởng thành.
4. Chim Kiwi.
Đây là loài chim không biết bay rất nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước New Zealand. Loài chim này thật sự đặc biệt bởi mang nhiều đặc điểm của động vật có vú, Kiwi có thính giác và khứu giác khá tốt, thân nhiệt dao động từ 36 – 39 độ C, thấp hơn so với những loài chim khác.
5. Chim cốc Cormorant.
Chúng sinh sống chủ yếu ở quần đảo Galapagos và hầu như không có kẻ thù. Có lẽ, cũng bởi môi trường sống khá an toàn và không cần phải lẩn trốn kẻ thù, mà chúng đã tiến hóa theo hướng mất dần khả năng biết bay.
6. Gà nước Guam.
Chúng có số lượng lớn trên đảo Guam thuộc Thái Bình Dương. Đôi cánh của gà nước Guam khá yếu nên không đủ sức để bay. May mắn thay, chúng không có kẻ thù trên đảo. Nhưng trước đây,vào những thập niên 60 - 70, sự xuất hiện của loài rắn cây có màu nâu chuyên đi săn thịt trên đảo đã làm giảm đáng kể số lượng của gà nước Guam.
7. Chim Takahes.
Là loài chim không biết bay sinh sống chủ yếu ở New Zealand, chúng có đôi cánh khá yếu và ngắn nên không thể bay lượn tự do được. Khả năng sinh sản kém cùng quá trình phát triển chậm khiến chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
8. Gà nước Inaccessible.
Sinh sống chủ yếu trên đảo Inaccessible thuộc Nam Đại Tây Dương, đây là loài chim không biết bay nhỏ nhất thế giới. Chúng thường sống thành những nhóm nhỏ, thức ăn chủ yếu là quả mọng và hạt giống.
9. Đà điểu đầu mào.
Chúng sống chủ yếu ở Australia, New Guinea và một số đảo lân cận. Trên đầu đội một chiếc mào lớn vừa là đặc điểm nhận dạng của loài chim này, vừa là cách mà đà điểu đầu mào thu hút bạn tình trong mùa giao phối. Chúng còn được biết đến với danh hiệu "loài chim nguy hiểm nhất thế giới".
10. Chim Tasmanian Native-Hen.
Đây loài chim không biết bay sống trên đảo Tasmanian, Úc. Chúng thường sống theo từng đàn nhỏ. Mặc dù không thể bay, nhưng loài chim này lại có khả năng bơi và chạy rất tốt.