Một tài xế công nghệ chạy xe máy thế hệ cũ trung bình 3 giờ mỗi ngày sẽ tốn khoảng 800 đồng tiền xăng.
Trước đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện, một số độc giả đặt câu hỏi: Nếu bật đèn xe máy ban ngày thì tốn bao nhiêu tiền xăng? PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM phân tích như sau:
Động cơ xăng thường có hiệu suất cỡ 40% đối với ôtô còn xe máy khoảng 30%.
Khi động cơ kéo máy phát điện, một phần công suất sẽ tiêu tốn qua truyền động (hiệu suất 98%), bản thân máy phát do mất mát qua từ, điện, ma sát cơ khí nên hiệu suất còn 55%.
Như vậy, hiệu suất phát điện từ động cơ xăng trên xe máy chỉ còn 16% so với năng lượng sinh ra từ xăng. Đèn đầu (headlamp) trên xe máy đời cũ sử dụng bóng dây tóc - halogen ở chế độ chiếu gần (cos) có công suất 35W còn xe máy đời mới nếu xài LED công suất tiêu thụ giảm còn 18W.
Ví dụ một tài xế xe máy công nghệ chạy trung bình 3 giờ, phần năng lượng do bật đèn ban ngày 35x3= 105Wh (378000J) xe cũ và 54Wh (194400J). Với hiệu suất phát điện chỉ 16% nên xe máy phải chi năng lượng cung cấp cho bóng đèn tương ứng 2,360,000J (xe cũ) hoặc 1,215,000J (xe dùng LED). Một lít xăng sinh ra năng lượng theo lý thuyết 35,000kJ.
Mỗi ngày tài xế xe ôm công nghệ với xe máy cũ tốn 2.36/35= 0.067 lít xăng hay cỡ 800 đồng tiền xăng (tạm tính 12.000 đồng /l lít xăng) hoặc 0.035 lít (400 đồng) nếu chạy xe mới. Người dân thường chạy trung bình một giờ mỗi ngày thì cứ chia ra sẽ rõ.
nguồn: msn.com
tuy nhiên, theo cảm nghĩ của riêng bản thân tôi thì khi xe máy chạy ban ngày, với sức nóng của ánh nắng mặt trời + nhiệt phát ra từ bóng đèn + những xung chấn từ đường gồ ghề (ổ gà , đá sỏi...) sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của các bóng đèn cũng như độ trong của những miếng mủ bảo vệ đèn cũng sẽ nhanh xuống cấp.
hơn nữa không phải ở đâu cũng có sương mù, thậm chí ban ngày nắng chang chan bật đèn cũng có ai để ý được.
vậy theo các bạn luật giao thông mới này có đáng hay có tính khoa học nào ? hay chỉ có lợi cho các hãng phân phối sản phẩm