Nhiều người than phiền rằng thẻ nhớ của họ sau một thời gia sử dụng đã gặp trục trặc, hoặc hỏng hoàn toàn. Nguyên do là họ đã sử dụng và bảo quản thẻ nhớ không đúng cách. Vậy thế nào mới là sử dụng và bảo quản đúng cách thẻ nhớ để tăng tuổi thọ của chúng?
1. Ngừng sử dụng khi gặp lỗi: Khi bạn đang xóa file hoặc thao tác trên thẻ nhớ, có một thông báo lỗi, bạn không nên cố gắng tiếp tục thao tác trên thẻ nhớ. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả bạn sẽ bị mất dữ liệu, thậm chí là hỏng thẻ nhớ dẫn đến toàn bộ dữ liệu trên đó cũng ra đi. Nếu thẻ nhớ báo lỗi, tốt nhất bạn nên chép những dữ liệu quan trọng ra, định dạng lại bằng công cụ có sẵn của Windows theo dạng FAT hoặc FAT32 (các thiết bị di động hầu hết chỉ hỗ trợ được hai định dạng này) hoặc bằng chính thiết bị. Nếu báo lỗi, bạn cần thay thẻ nhớ.
2. Đừng xóa trên điện thoại: Thói quen tưởng chừng vô hại là xóa nhiều file bằng thiết bị di động này, do nguồn điện không ổn định trên máy sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ thẻ nhớ, do thao tác xóa phải lặp đi lặp lại nhiều lần (trừ một số dòng máy cho phép lựa chọn một số file cùng lúc để xóa). Bạn nên sử dụng đầu đọc thẻ nhớ để xóa file trên máy tính. Kết nối với máy tính bạn cũng nên sử dụng đầu đọc thẻ, do tín hiệu truyền trong dây cáp có thể bị mất khi cổng kết nối bị chập chờn, ngoài ra đầu đọc thẻ còn gọn gàng hơn cáp kết nối và bạn có thể sử dụng chúng để bảo quản các thẻ nhớ dự trữ.
3. Nhiều lợi hơn một: Nhiều người sử dụng thẻ nhớ thương hay chọn cho mình những chiếc thẻ nhớ dung lượng lớn, nhưng chính điều đó lại làm cho tốc độ truy cập bị giảm và pin của máy bị hao nhanh hơn. Vì thế, nếu máy của bạn có khe cắm thẻ nhớ ở ngoài (hầu hết máy có cổng này ở ngoài đều hỗ trợ tháo gỡ nóng) nên thay vì sử dụng một chiếc thẻ nhớ 2GB bạn nên dùng hai thẻ 1GB, một cắm trong máy và một để trong đầu đọc thẻ.
4. Đừng chép đầy: Một số thẻ nhớ sẽ có vấn đề khi bạn chép đầy thẻ nhớ, lỗi này dẫn đến hỏng một số tập tin trong thẻ. Nên khi chép file, bạn nên để dư khoảng vài chục đến 100MB để trán tình trạng trên.
5. Định dạng lại thẻ nhớ: Bạn nên định dạng lại thẻ nhớ thường xuyên, và nên sử dụng máy điện thoại để định dạng lại. Nếu máy bạn không hỗ trợ, bạn có thể dùng công cụ của Windows và chọn chuẩn FAT (hoặc FAT32 với một vài dòng máy).
6. Khi rút nóng, ngừng mọi thao tác trên thẻ: Với những người ngại tắt máy đi để rút thẻ nhớ (các dòng có khe cắm ngoài) thì tính năng này có vẻ rất hữu ích, nhưng nhiều người không đóng các ứng dụng chạy trên thẻ dẫn đến thẻ bị shock điện. Vì vậy bạn cần lưu ý tắt hết các ứng dụng trước khi rút nóng thẻ. Một số dòng máy có công cụ Remove Memory Card như Safety Remove Hardware của Windows, bạn nên sử dụng tính năng này.
7. Thay thẻ nhớ: Thẻ nhớ chỉ có một khoảng tuổi thọ nhất định, bạn nên thay nó sau khoảng 2 -3 năm sử dụng để đảm bảo an toàn dữ liệu,
8. Ngững truy xuất khi pin sắp hết: Pin hết khi đang thao tác trên thẻ nhớ cũng góp phần tiêu diệt thẻ nhớ. Bạn nên đảm bảo rằng pin bạn còn khoảng hơn 20% trước khi thao tác trên thẻ nhớ.
9. Nhiệt độ, độ ẩm: Túi quần không phải là nơi thích hợp để nhét điện thoại và thẻ nhớ, đặc biệt là quần jeans. Thẻ nhớ cũng là thiết bị điện tử, và khá mỏng manh, nên sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ độ ẩm. Bạn cũng không nên để thẻ nhớ gần nơi có nhiệt độ cao, do thẻ làm bằng tấm nhựa mỏng và mạch điện ở trong nên nhiệt độ cao sẽ nấu chảy thẻ nhớ của bạn dễ dàng.
10. Vệ sinh khe cắm thẻ và đầu tiếp xúc: Đây là công việc có liên quan tới phần cúng nên lời khuyên tốt nhất của e-chip M! cho bạn là nên nhờ những thợ điện thoại làm hộ nếu bạn không đủ khả năng. Các mỗi tiếp xúc sạch sẽ giúp truy xuất thẻ nhớ nhanh hơn và làm tăng tuổi thọ thẻ nhớ.