Gen Z là gì? Thế hệ Z là gì?
Hiện nay, khi đọc các bài báo, bài đăng trên mạng xã hội và các trang tin tức, chắc chắn bạn sẽ rất dễ bắt gặp một thuật ngữ, đó là "Gen Z". Vậy Gen Z là gì?
Gen Z (hay thế hệ Z, Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials...) cũng giống như gen X và gen Y là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu học.
Gen Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).
Chính vì vậy, những người sinh trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2012 (lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y) thường được gọi là thế hệ Z hay gen Z. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến khác cho rằng gen Z sinh từ 1997 đến 2015.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng 1/3 dân số. Tại Việt Nam, gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia. Ngoài thế hệ thế hệ Z, còn có những thế hệ khác như:
Thế hệ Alpha (α): Nhóm người sinh ra từ năm 2013 đến 2025. Thế hệ Y (hay thế hệ Millennials): Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1994. Thế hệ Xennials (Thế hệ vi mô, Oregon Trail hay Catalano): Nhóm người sinh ra từ năm 1975 đến 1985. Thế hệ X (Generation X, Baby Bust, Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X): Nhóm người sinh ra từ năm 1965 đến 1979.
Đặc điểm của thế hệ Z
Có thể thấy rằng, trong thời điểm hiện tại, gen Z chủ yếu là những người thuộc thế hệ trẻ. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới nhưng gen Z vẫn có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội hiện nay với nhiều đặc trưng nổi bật như:
- Được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ: Đây là một đặc điểm rất nổi trội của những người thuộc gen Z. Với lợi thế sinh ra trong thời đại bùng nổ Internet, không khó hiểu khi đa số các bạn trẻ thuộc thế hệ Z cảm thấy rất thoải mái và dễ dàng bắt kịp với những cập nhất mới của công nghệ, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram... Những người thuộc thế hệ Z đa số đều được tiếp cận Internet từ sớm và có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao. Điều này rất khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.
- Tạo xu hướng mới: Với lợi thế được tiếp cận với công nghệ và Internet từ rất sớm, ngày nay, gen Z đang là những người tạo nên xu hướng, tiên phong cho những trào lưu mới của xã hội. Mặc dù số lượng ít hơn so với gen Y, nhưng gen Z lại gây ảnh hưởng trực tiếp khi phần lớn những "hot trend" của giới trẻ hiện nay đều xuất phát từ nhóm này mà ra. Khám phá: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Gen Z đang dùng từ gì?
- Yêu thích đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone: Gen Z được tiếp xúc với công nghệ và Internet từ rất sớm nên không có gì khó hiểu khi những món đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone luôn nhận được sự quan tâm của thế hệ này. Số liệu từ Appota cho thấy, có tới 39% gen Z ưu tiên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phiên bản web trực tuyến.
- Ảnh hưởng đến tiêu dùng: Tuy không chiếm đa số trong cơ cấu dân số và cũng mới có số ít người làm ra tiền nhưng thế hệ Z đang có ảnh hưởng lớn đến mảng tiêu dụng hiện nay. Họ có thể sẽ là người quyết định hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm của gia đình mình.
- Thích các nội dung tương tác: Khác với các thế hệ trước thích đọc báo, xem truyền hình thì phần lớn gen Z hiện nay đều thích các nội dung có tính tương tác cao như livestream để được cùng bình luận và chia sẻ cảm xúc hoặc thay vì chơi các game offline như thế hệ trước thì họ thích chơi game nhiều người chơi (MOBA)...
- Khả năng tự học tập, tự sáng tạo: Gen Z được đánh giá có khả năng học tập tốt hơn hẳn so với gen Y, gen X do được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu từ rất sớm, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, họ được đào tạo trong môi trường năng động, nhiều cái mới lại thêm khả năng lực học cao, kết hợp với khả năng tư duy sáng tạo nên có thể làm ra nội dung tốt, độc đáo.