8. Android 3.x HonyComb
Honeycomb là phiên bản Android dành riêng cho máy tính bảng, và sản phẩm đầu tiên dùng hệ điều hành này Motorola Xoom. Mặc dù Android 3.0 không có nhiều dấu ấn đặc biệt trên thị trường nhưng nó là nền tảng cho Android 4.0 với các tính năng như Sử dụng tông màu đen và xanh dương làm tông màu chủ đạo, Homescreen và widget cũng được thiết kế lại, Không còn nút bấm vật lí (Home, Search, Menu), Cải thiện đa nhiệm, Thanh Action Bar (một thanh chức năng được đặt bên trên mỗi ứng dụng, ở đó lập trình viên có thể đặt các nút nhấn để điều khiển ứng dụng lên). Ngoài ra, Honeycomb còn hỗ trợ cho việc bố cục ứng dụng theo nhiều cột để hướng đến việc hỗ trợ máy tính bảng tốt hơn.
9. Android 4.0 Ice Cream Sandwich
Cuối năm 2011, Google chính thức giới thiệu điện thoại Galaxy Nexus, thiết bị đầu tiên trên thị trường sử dụng Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Có thể nói Android 4.0 là sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử phát triển của Android tính đến ngày viết bài này. Android 4.0 hỗ trợ một bộ font mới tên là Roboto được cho là tối ưu hóa để dùng trên các màn hình độ phân giải càng ngày càng cao hơn, đồng thời để hiển thị được nhiều thông tin hơn trên màn hình. Hệ thống thông báo (Notification) già nua của Android đã được làm mới hoàn toàn, đẹp hơn, tiện dụng hơn, nhất là tính năng trượt ngang để xóa từng thông báo riêng lẻ. Tương tự như vậy cho tính năng Recent Apps và cả trình duyệt của máy. Bàn phím cũng được làm mới với khả năng tự động sửa lỗi cao hơn, việc sao chép, cắt dán chữ và nội dung cũng tốt hơn bao giờ hết.
Đây cũng là lần đầu tiên Google hợp nhất hệ điều hành dành cho smartphone và cho máy tính bảng vào làm một. Đây là một động thái của hãng nhằm giảm thiểu sự phân mảnh vốn đang ngày càng nghiêm trọng của Android. Khi chạy trên máy tính bảng, Android 4.0 sẽ có một giao diện khác tối ưu cho màn hình lớn, nhưng về cơ bản thì tính năng của nó vẫn giống hệt như lúc chạy trên smartphone. Android 4.0 cũng nhắm đến việc duyệt web nhanh hơn, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của thiết bị, kéo dài thời gian dùng pin...
10. Android 4.1 Jelly Bean
Đánh dấu sự ra đời với chiếc máy tính bảng Nexus 7 do Asussản xuất.
Về giao diện, không có nhiều thay đổi so với Android 4.0, vẫn là màn hình chính với thanh dock bên dưới quen thuộc. Giao diện kiểu này rất đơn giản nhưng lại đẹp và gọn gàng, giúp chúng ta dễ dàng theo dõi những thông tin xuất hiện trên màn hình, đặc biệt là khi điều khiển các ứng dụng. Ở màn hình Lockscreen, giờ đây vòng trượt mở khóa có đến ba biểu tượng để kích hoạt ba tính năng khác nhau chứ không chỉ có hai như trên Android 4.0. Trượt sang phải để mở khóa máy, sang trái để chạy ứng dụng camera, hai thứ này đã có từ trước. Nhưng nếu bạn kéo vòng trượt lên bên trên thì sẽ thấy một chữ "Google". Đây chính là cách thức để kích hoạt Google Now.
Sự xuất hiện của Google Now cho thấy rằng Google đã bắt đầu bước chân vào việc cạnh tranh với Siri. Với việc nâng cao khả năng tìm kiếm, thay đổi giao diện, tự động theo dõi thói quen sử dụng để đưa ra những thông tin chính xác và thích hợp với người dùng hơn. Trên Android 4.1 bạn có thể tìm kiếm bằng giọng nói và các kết quả trả không chỉ đơn giản là những dòng tìm kiếm nữa mà nó được thiết kế theo dạng thẻ đồ họa, thông minh hơn, trực quan hơn. Không chỉ tìm kiếm theo yêu cầu, Google Now còn tự chủ động thu thập thông tin liên tục dựa vào lịch sử tìm kiếm của bạn (thói quen người dùng), dựa vào danh sách lịch hẹn để biết bạn sẽ đi đâu, cần thông tin gì.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn hết của Jelly Bean không phải là về giao diện hay ứng dụng mới mà về Project Butter giúp mang lại độ mượt chưa từng có cho Android.