Những tác hại không thể lường trước được
1. Từ đam mê cho đến quá khích
Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng đặc biệt là những con người tự xưng là “ Otaku Việt Nam” liền tay chia sẻ 3 tấm hình do 1 người dùng Facebook nữ đăng tải lên trang cá nhân của mình.
Thoạt nhìn qua có thể nhận thấy sự phản cảm và mức độ “liều” của nó là vô cùng lớn và được biết rằng cô ấy đang “mặc thử” bộ đồ mình sẽ Cosplay trong diệp lễ hội văn hóa sắp tới diễn ra tại TP.HCM (Có thể đây chỉ là nói đùa).
2. Đến game cũng không tha
Đây chính là tiêu điểm “Drama” của cộng đồng game thủ Việt chơi game Hàn trong thời gian vừa qua, được biết mọi việc được xuất phát bởi thông tin nhà phát hành Sega Nhật Bản đã mua lại bản quyền phát hành trò chơi Closers Online đang ở trong giai đoạn Close Beta.
Những sự thật ít ai biết về văn hóa 2D
Vì Nexon Hàn Quốc là NPH yêu cầu người chơi muốn đăng ký phải có SDT và KSSN tại Hàn Quốc nên việc sở hữu được tài khoản và chạm tay vào các trò chơi mang nền Anime đang rất hot này là việc khá khó khăn với nhiều người, vậy nên khi SEGA mua Closers Online chính là tin vui cho rất nhiều người chưa từng được trải nghiệm game ở máy chủ Hàn Quốc, thế nhưng mọi việc không chỉ dừng lại ở đó khi những con người “Cuồng Nhật” xuất hiện !
Một bài viết của 1 người chơi sau khi trải nghiệm Closers JP
Những người chơi ở máy chủ Nhật Bản sau giai đoạn Close Beta đã liên tục đăng tải những hình ảnh và bài viết liên quan đến sự so sánh của Closers tại 2 quốc gia đang phát hành. Và hầu hết là chê bai Hàn Quốc, nơi sản xuất ra game và tăng bốc cho Closers JP lên đến tận trời mây với những dẫn chứng thiếu thông tin chính xác.
NIPPON BANZAI, 1 câu châm biếm của những người chơi Closers máy chủ Hàn Quốc dành cho những game thủ “đi sau” tại máy chủ Nhật Bản. Nhưng có vẻ cộng đồng Closers JP không chỉ dừng lại ở đó, những con người “tôn vinh Nhật Bản” bắt đầu xuất hiện và lên tiếng khiến cho những người sáng lập / quản lý các group game này bắt đầu khó chịu và phải dùng đến biện pháp “Bug màu” để ngăn ngừa tranh luận xảy ra.
Bài so sánh của 1 game thủ tự nhận mình là người đã chơi cả 2 máy chủ
Trên thực tế, hiện tượng Cuồng Nhật tự lâu đã xuất hiện rất nhiều lần trước đây và với rất nhiều chủ đề khác nhau như:
HTV3, SCTV 11 Chiếu Anime tại Việt Nam dưới hình thức lồng tiếng Việ, so sánh giữa Anime và Cartoon,…
Trước đây vào năm 2012 đã xảy ra 1 cuộc chiến giữa bộ giáo dục và giới hâm mộ KPOP thông qua đề thi đại học môn Văn, được tóm tắt là: “Ngưỡng mộ thần tượng là 1 nét đẹp văn hóa, nhưng mê mụi thần tượng lại là 1 thảm họa”
Hãy tưởng tượng rằng, thay vì nhắm đến những Fan cuồng KPOP, bộ giáo dục sẽ nhắm đến những con người tự nhận là Otaku thì bạn/họ sẽ suy nghĩ như thế nào? Phải chăng cộng đồng được mệnh danh là Otaku sẽ là thế lực mới đạp lên vết xe đổ của KPOP ?
Mọi ý kiến đóng góp của bạn vui lòng để lại dưới phần bình luận, hãy cùng lên tiếng vì 1 cộng đồng tốt hơn và ý thức hơn trong việc đam mê 1 điều gì đó.