đây là một câu hỏi kinh điển trong xã hội nói chung và cá nhân mỗi người nói riêng, vậy liệu theo bạn
tiền có mua được hạnh phúc?
ngày xưa con người ta ăn lông ở lỗ chỉ cần kiếm cái ăn qua ngày rồi gặp bạn tình thì tiếp tục duy trì nòi giống - sau thì tiến hóa theo thời gian con người ta bắt đầu biết đến sự tích lũy của cải dư thừa rồi sinh dần ra thói độc chiếm, xã hội dần hình thành sự phân chia giàu nghèo - khi con người nhận thức về điều đó cao hơn thì họ mở ra một xã hội với vị vua tối cao được "thiên mệnh" trao phó để quản thác nhân dân phán truyền sự sống cái chết thì lại chính lối đà ấy khiến nó sụp đổ - và một sự đổi mới cho xã hội khi con người được phép phấn đấu hết mình và chiếm lấy quyền tự do cho bản thân thì những người ém vế hơn cũng mãi chỉ là một kẻ bần hàn muôn thuở trong xã hội - thì lại từ chính sự mâu thuẫn này khiến con người cho ra một chế độ công bằng hơn "do dân - vì dân"...
vậy thì liệu con người trải qua tất cả quá trình đó có phải là một sự đúng đắn ?
câu trả lời của riêng bản thân tôi là đúng - con người luôn cần phát triển , thích nghi và cân bằng , chỉ có điều ở pha cân bằng thì nó chưa bao giờ là hoàn hảo nên bắt buộc con người phải luôn
tiến hóa và thích nghi ....
quay lại vấn đề.ta thấy rõ được quy luật
tiến hóa và thích nghi. do ta luôn tiến hóa và thích nghi nên nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng
tiến hóa và thích nghi
tiền giúp ta phục vụ về vật chất vì nó là công cụ trực tiếp cũng như là sức mạnh của một con người để mua - làm việc - sống có mục đích - và làm chủ những điều mình thích
tiền giúp ta phục vụ về tinh thần vì nó chính là đơn vị để đánh giá quyền lực kinh tế cũng như bản lĩnh và phong độ của một con người - hẳn là tiền do chính thân chủ làm ra.
đó cũng là đánh dấu cho sự tiến hóa đầu tiên của con người để chấm dứt quá trình ăn lông ở lỗ
Chờ cập nhật
đó là mặt chính diện còn mặt phản điện của ta, nó không còn là sự phân bua chia rẽ giàu nghèo giữa người với người mà từ quy mô rộng rãi hơn là từng gia đình với gia đình - từng khu vực với khu vực - các quốc gia với quốc gia.
con người không còn sống trong tình chia sẻ lá lành đùm lá rách mà một sự chiếm hữu mới ra đời ,
tôi giàu anh nghèo - tôi mua anh (cô) và anh (cô) là của tôi,từ nay những thứ anh (cô) làm được sẽ là làm cho tôi và anh (cô) được ở trong nhà tôi như một
công cụ lạo động vậy. con người trực tiếp được buôn bán cách trắng trợn và ý thức của họ chưa đủ để nhận thấy điều này và vẫn cam chịu với số phận. nhưng cũng cho ta thấy rõ
sức mạnh của đồng tiền nó không chỉ còn là công cụ bảo lưu phẩm chất con người mà còn quay lại làm chủ của con người về cách sử dụng cũng như cách mà người ta kiếm tiền.
Chờ cập nhật
Đã chỉnh sửa bởi ♂§«øKẻ☻Ám☺Sátø«§♂™ (16.08.2017 / 16:29) [2]# ❄๖»✯Beater✯❄๖» (16.08.2017 / 16:36)
Cuối cùng thì ai là kẻ cho làm ra đồng tiền đầu tiên Đây (+/-)
Ngày nay, chúng ta sử dụng cả tiền xu và tiền giấy, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Trước khi những đồng tiền kim loại và tiền giấy có mặt, con người đã sử dụng nhiều thứ khác thường để mua thứ họ cần, Chẳng hạn, ở một nơi nọ trên thế giới, người ta sử dụng răng cá mập như là tiền. Ở nhiều nơi khác, tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Có nơi người ta còn dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ trước đến nay. Chúng được sử dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất từ trước đền giờ. Chúng được sử dụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương. Có hòn nặng trên £500 (1£ = 0,4536 kg). Loại tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kim loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn hạt táo. Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600 trước công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc để chế tiền xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó. Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Những đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớn khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắt nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhận này đến ngân hàng để đổi ra tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc phát hành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiền giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc như nhau. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ở nhiều quốc gia khác, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ có kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng. Tất cả những sự kiện này khiến lịch sử tiền tệ trở thành một công cuộc nghiên cứu lý thú.
nguồn: http://vi.wikipedia.org/