Xin chào các bạn !
Trò chơi trực tuyến (game online) xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng đã phát triển nhanh chóng, tác động trực tiếp vào đời sống xã hội. Game online là một hình thứcgiải trí và mang lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, nghiện game online khiến người chơi phải đối diện với những nguy cơ về sức khỏe tâm thần.Nghiện game online và những tác hạiCho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một con số thống kê chínhxác hay một nghiên cứu cụ thể về tình trạng nghiện game online. Cách đây khá lâu, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) từng tiến hành khảo sátxã hội học về dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có hơn 5% số người chơi được xem là có biểu hiện nghiện game online.PGS, TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, thành viên Hội đồng tuyển chọn game quốc gia cho biết: Người nghiện game online được hiểu là những người chơi game đến một ngưỡng nào đó dẫntới những biểu hiện lệch lạc về mặt tâm lý, xã hội và hành vi cụ thể. Các tiêu chí biểu hiện để “đo” thử độ mắc nghiện bao gồm: thường xuyên có cảm giác thèm muốn chơi game online mãnh liệt;chơi triền miên không thể dừng lại được; không chơi hoặc chơi ít hơn sẽ cảm thấy bứt rứt; người chơi ngày càng dành nhiều thời gian cho game online; luôn tìm mọi cách để chơi, xao nhãng học hành, sở thích khác mặc dù biết rõtác hại nặng nề của game online. Những người có ba trong số sáu biểu hiện nêu trên được xem như có triệu chứng nghiện game online.Game online có sự cuốn hút mạnhmẽ từ hình ảnh, các tình tiết đến nội dung hay, các nhà cung cấp game online luôn tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn tâm lý khám phá của người chơi. Mặt khác, nhiều trường hợp người chơi tìm đến game online không phải xuất phát từ sự hấp dẫn của game online, nhà cung cấp dịch vụ mà chính bởigia đình, người thân thiếu sự quantâm đúng mức đến tâm, sinh lý, lứa tuổi. Nhiều học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu kỹ năng kiểm soát bản thân, thời gian, trong khi gia đình và nhà trường chưa giúp các em có được những kỹ năng nàyđể “đề kháng” với những “cạm bẫy” trong cuộc sống, dẫn đến việctham gia chơi game online để giếtthời gian rồi nghiện game online lúc nào không biết.PGS, TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, việc chơi game online quá nhiều sẽ làm giảm những giao tiếp trực tiếp, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Khi cá nhân quá tập trung vào những giao tiếp ảo, họ sẽ đánh mất những cơ hội hoànthiện nhân cách trong những bối cảnh thực tế. Người chơi có thể chìm đắm vào thế giới ảo trong game, quên ăn, quên ngủ, sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng thần kinh, xúc cảm, bắt chước hành động trong game, đi đứng giật cục.Nhiều trường hợp vì quá đam mê game online đã dẫn đến phạm pháp, tệ nạn…Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư1, bác sĩ La Đức Cương cho biết, rối loạn tâm thần do nghiện gamenói chung là một trong 10 rối loạnthường gặp. Qua thực tiễn điều trị, số lượng người bệnh điều trị tâm thần do nghiện game đang giatăng theo từng năm và chủ yếu là người trẻ. Người nghiện game thường thay đổi tính cách như hay nói dối, gắt gỏng, dễ bị kích động, lầm lì, dễ mất bình tĩnh, thích bạolực, đập phá đồ đạc. Chưa kể, vì không có tiền chơi game, nhiều người trẻ sẵn sàng vi phạm pháp luật để thỏa mãn nhu cầu. Game đang âm thầm phá hủy năng lực học tập, nhân cách của trẻ, ảnh hưởng cuộc sống và chất lượng laođộng. Hiện, xu hướng gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần do chơi game ở Việt Nam rất đáng báo động bởi trẻ em ngày càng có điềukiện tiếp xúc với máy tính từ sớm.Mới đây, theo báo cáo của Pearl Research - Công ty tư vấn, nghiên cứu về in-tơ-nét và công nghệ của Mỹ, hiện Việt Nam có hơn 12 triệungười chơi game online. Cho đến nay, trên thị trường đã có hàng chục nhà cung cấp dịch vụ lớn nhỏ với các phiên bản game liên tục đổi mới đáp ứng nhu cầu người chơi. Sự xuất hiện của game online ở Việt Nam là tất yếu trongquá trình hội nhập quốc tế, đáp ứng các nhu cầu giải trí cho một bộ phận không nhỏ người chơi mà các loại hình giải trí khác không đáp ứng được. Ở các nước có nền công nghệ thông tin phát triển caonhư: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc… game online đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực và được quan tâm phát triển.Không chơi quá 180 phút mỗi ngàyTuy nhiên, thực tế vẫn có những đánh giá chưa công bằng về tác động có lợi và hại của game online. Những thông tin như giết người cướp của vì cần tiền chơi game, chết vì chơi game quá nhiều… xuất hiện với tần suất khá lớn trên các phương tiện truyền thông, tuy có tác dụng cảnh báo nhưng đã khiến nhiều người nhìn nhận game như một tệ nạn xã hội chứ không nhìn thấy được mặt tíchcực của nó. Có nhiều vụ việc khiếncông chúng không cần tìm hiểu thấu đáo đã ngay lập tức cho rằng những hành vi lệch chuẩn phạm lỗi hay hành vi tội ác có liên quan game, và cho rằng kẻ phạm tội bắtchước một số hành động trong game. “Bản thân game online không có lỗi, có chăng là do người chơi không biết kiểm soát hợp lý”, PGS,TS Trịnh Hòa Bình phân tích. Gia đình và nhà trường cần có phương pháp quan tâm đúng đắn hơn đến đối tượng là học sinh, trẻ em bởi đây là nhóm chưa có đủ kiến thức, hiểu biết và bản lĩnh trước những loại hình giải trí có nội dung không lành mạnh, có ảnhhưởng xấu đến nhân cách, sự phát triển và hành vi.Tháng 12-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng trò chơi điện tử trên mạng, có hiệu lực thi hành từtháng 2-2015. Theo đó, dựa theo độ tuổi của người chơi, thông tư quy định phân loại game online thành ba loại: game online dành cho người lớn, thiếu niên và gameonline dành cho mọi lứa tuổi. Việcphân loại game online theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của game G1 (game có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máychủ trò chơi của doanh nghiệp). Thông tư 24 cũng siết chặt quản lýthông tin cá nhân người chơi, yêu cầu khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm cả địa chỉ đăng ký thườngtrú; số chứng minh nhân dân, số điện thoại... Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ game online của doanh nghiệp còn phải đáp ứng được yêu cầu quản lý thời gian chơi của người chơi từ 0 giờ đến 24 giờ hằng ngàyvà bảo đảm tổng thời gian sử dụngtất cả các trò chơi điện tử G1 của một DN với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút/ngày; đồng thời có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi. Hy vọng rằng việc triển khai Thông tư 24/2014/TT-BTTTT sẽ góp phần hạn chế sự lưu hành các game “trôi nổi”, game có nội dung không lành mạnh... góp phần hạn chế được những tác hại từ việc nghiện gameonline.