Thời gian hiện tại: 06:30 - 22/11/2024
Xin chào, khách! Hãy đăng nhập để tắt quảng cáo!
Đăng nhập | Đăng ký
Trang chủ YA4R
Công cụ & bài viết hay

Lần hoạt động

Diễn đàn | Truyện | Truyện ma
Tìm kiếm
Facebook  Facebook (329) [Off] [#]  (4577 YA) (22.09.2014 / 20:58)
đang fa :(
15 lần được cảm ơn!
World War Z có lẽ đã không còn xa lạ khi tới tay cộng đồng qua nhiều hình thức khác nhau, trải dài từ phim ảnh cho tới game PC/Console cũng như Mobile. Nhưng nói riêng tới bộ phận game thủ, dù nhu cầu được trải nghiệm một cuộc chiến với xác sống phần nào đã được đáp ứng, nhưng rõ ràng vẫn chưa thể lột tả hoàn toàn nét đẹp thật sự của "bức tranh" World War Z.

Hiểu được vấn đề đó, GameHub xin thông báo tới bạn đọc dự án biên dịch World War Z, cuốn tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng đã bắt nguồn cho nhiều sản phẩm cùng tên trên màn bạc cũng như thế giới ảo thời gian qua. Hy vọng với một góc nhìn chân thực và sâu sắc hơn, cuốn tiểu thuyết với cái tên đầy đủ World War Z: An Oral History of Zombie War (Thế chiến Z: Lịch sử chiến tranh Zombie qua lời kể) sẽ cho game thủ những suy nghĩ mới về đề tài "xác sống", từ đó có thể nâng cao chất lượng trải nghiệm khi thưởng thức game.

World War Z: An Oral History of Zombie War

(Thế chiến Z: Lịch sử chiến tranh Zombie qua lời kể)

Part 1

Chương I: Giới thiệu

Nó có vô vàn những cái tên, "Đại khủng hoảng", "Năm tháng tăm tối", "Cơn đại dịch biết đi" cũng như những cái danh mới lạ và nghe "thảm thiết" hơn như "Thế chiến Z" hay "Chiến tranh Z lần thứ nhất". Cá nhân tôi thì không hề thích cái danh đặt cuối cùng vì dường như nó ám chỉ điều không thể tránh khỏi - "Chiến tranh Z lần thứ hai". Với tôi, nó luôn là "Đại chiến Zombie".

Trong khi nhiều người có thể tranh cãi về tính xác thực khoa học xung quanh chữ "Zombie" thì họ sẽ cảm thấy miễn cưỡng khi biết rằng thế giới ngoài kia đang chấp nhận nó nhiều hơn, chấp nhận cái định nghĩa về một loài sinh vật suýt chút nữa khiến chúng ta tuyệt chủng.

Zombie vẫn là một cái tên đáng sợ, mang quyền năng vô song khi gợi lại biết bao ký ức và cảm xúc. Và chính những ký ức cảm xúc đó... là chủ đề của cuốn sách này.

Cuốn sách ghi nhận cuộc xung đột lớn nhất trong lịch sử con người lại nợ sự sinh thành ở một cuộc xung đột nhỏ bé và mang tính cá nhân hơn rất nhiều, cuộc xung đột giữa tôi và vị Chủ tịch Ủy Ban Báo Cáo Thời Hậu Chiến trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Ban đầu, công việc của tôi tại Ủy Ban chưa bao giờ liên quan tới cái gọi là "tình yêu". Những gì tôi có là vài ba đồng phí đi lại, thẻ an ninh, pin cho kim từ điển cũng như chiếc máy ghi âm kích hoạt bằng giọng nói tuy nhỏ nhưng vô cùng quý giá, món quá lớn nhất mà một kẻ đánh máy chậm chạp như tôi có thể đòi hỏi... tất cả số chúng đều nói lên sự tôn trọng của tôi dành cho công việc này. Vậy nên chẳng cần phải nói cũng biết tôi đã sốc ra sao khi thấy nửa số thành quả của mình bị xóa sạch khỏi bản báo cáo cuối cùng.

"Nó mang quá nhiều tính cá nhân" - Bà Chủ tịch Ủy ban lên tiếng ở một trong nhiều những cuộc tranh luận "sôi nổi" giữa chúng tôi.

"Có quá nhiều những ý kiến, có quá nhiều những cảm nghĩ. Đó không phải là những điều mà bản báo cáo này hướng tới. Cái chúng ta cần là những sự kiện và con số, những thứ không bị che phủ bởi yếu tố con người".

Tất nhiên là bà ta hoàn toàn đúng. Một bản báo cáo là tập hợp của cả tá những dữ liệu khô cứng nhằm mục tiêu "ghi nhận thông tin hậu chiến", cho phép thế hệ tương lai có quyền học hỏi kinh nghiệm ở 10 năm tan thương đã qua mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người.

Nhưng chẳng phải cái "yếu tố con người" kia đang là thứ gắn kết chúng ta tới ngọn nguồn quá khứ? Liệu thế hệ tương lai có quan tâm tới ngày tháng năm hay số lượng thương vong, những thứ hoàn toàn không giúp gì được họ? Bằng việc loại bỏ yếu tố con người, chẳng phải chúng ta đang tự tách mình khỏi lịch sử, để rồi.. biết đâu... lặp lại sai lầm một lần nữa? Và cuối cùng, chẳng phải "yếu tố con người" là điều khác biệt thật sự ngăn cách loài người với kẻ thù, sinh vật mà nay chúng ta gọi bằng cái tên "Xác sống"?

Tôi đề đạt ý kiến, có lẽ mang phong thái phần nhiều thiếu chuyên nghiệp tới "bà sếp" của mình, người sau khi nghe xong trường ca "chúng ta không thể để những câu chuyện đó chết" đã tức thì trả lời: "Vậy thì đừng để chúng chết. Hãy viết một cuốn sách. Anh vẫn có những tài liệu của mình và quyền tự do sử dụng chúng. Ai có thể ngăn anh giữ những câu chuyện đó sống mãi trong trang sách của chính mình?

Một vài nhà phê bình, chẳng lạ thay, sẽ thấy mình có vấn đề với thể loại sách lịch sử cá nhân được ra mắt ngay sau ngày tàn của cuộc đại chiến thế giới. Suy cho cùng, cũng mới chỉ 12 năm kể từ khi chiến thắng đặt chân lên Châu Mỹ và gần 10 năm kể từ lần cuối cùng người ta thấy một thế lực lớn ca khúc ca khải hoàn. Nếu nhiều người cho rằng VC Day là ngày chính thức cho dấu chấm hết của chiến tranh, vậy thì chúng ta làm sao có được một cái nhìn đúng đắn khi mà.. theo cách nói từ một đồng nghiệp của tôi tại Liên Hiệp Quốc.. "Thời gian chúng ta hưởng thái bình cùng đã ngang bằng với thời gian chúng ta chinh chiến." Đó là một luận điểm xác đáng và nó đòi hỏi một câu trả lời.

Xét tới thế hệ này, cái thế hệ mà đã chiến đấu và hy sinh để đổi lại một thập kỷ hòa bình, thì thời gian là kẻ thù cũng như khi gã là đồng minh của chúng ta vậy. Vâng, những năm tháng tới đây sẽ cho ta một thước ngắm, cho ta một biển kiến thức sánh ngang với ký ức vốn đã bước qua ánh sáng thời hậu chiến, nơi thế giới đã trưởng thành hơn. Nhưng biết đâu nhiều trong số những ký ức đó đã chẳng còn tồn tại, bị khóa kín trong thân xác và linh hồn quá đỗi tổn thương, quá đỗi tàn tệ mà chẳng thể thấy ngày chất nhựa chiến thắng được hút cạn.

Chẳng phải là bí mật gì quá lớn khi biết tằng tuổi thọ con người nay chỉ là cái bóng của những con số thời tiền chiến. Suy dinh dưỡng, ô nhiễm, sự gia tăng của những vấn đề vốn đã bị xóa sổ trước đây, thậm chí ngay tại Hoa Kỳ, bất chấp thực tế hiện hữu là kinh tế và chăm sóc sức khỏe toàn cầu đang cải thiện hơn trước. Đơn giản chỉ là chúng ta chẳng có đủ nguồn lực để giải quyết mọi vết thương về thể xác và tinh thần. Tất cả do gã kẻ thù này, gã kẻ thù mang danh thời gian, gã kẻ thù mà bản thân tôi đã chối bỏ để công khai câu chuyện của những người sống sót. Có lẽ hàng thập kỷ sau, ai đó sẽ lại đảm đương trách nhiệm ghi chép lời kể của những người sống sót già cả và thông thái hơn nay rất nhiều. Và biết đâu tôi lại ở trong số họ.

Mặc dù cuốn sách này là cuốn sách của ký ức, nhưng nó còn chứa đựng thông tin chi tiết về công nghệ, xã hội, kinh tế cùng nhiều vấn đề khác bạn có thể thấy trong bản Báo Cáo của Ủy Ban... cũng như qua chính các câu chuyện, lời kể được lưu lại tại đây.

Đây là cuốn sách thuộc về họ, những con người còn sống sót. Nó chưa bao giờ là của tôi. Trên từng trang giấy, tôi cố gắng viết mình như một hình bóng vô hình khi có thể. Những lời phỏng vấn được viết tại đây đơn thuần chỉ để mạn phép mà thay thế cho câu hỏi có thể được đặt ra bởi người đọc. Những đánh giá và bình luận cá nhân theo bất cứ phương cách nào sẽ được tôi giữ cho riêng mình, và nếu đâu đó có cái "yếu tố người" cần phải loại bỏ, hãy loại bỏ những gì là của tôi.

Part 2

Khác xa với phiên bản phim khi có Ấn Độ là nơi bùng phát dịch trước nhất, thì tiểu thuyết World War Z lại cho hay chính Trung Quốc mới là đất nước có sự xuất hiện của Zombie đầu tiên trên toàn thế giới (vì nhà sản xuất bộ phim lo sợ ảnh hưởng tới doanh thu).

Trong phiên bản truyện, Trung Quốc với vô vàn những bất cập lớn trong khâu chăm sóc y tế vùng cao, đã trở thành địa điểm không thể hoàn hảo cho cơn "đói khát" zombie phát triển, từ đó lây lan ra khắp toàn cầu. Dưới đây là lời tự thuật của một bác sỹ Trung Quốc về những gì mình chứng kiến, lồng vào đó cũng là bức xúc với chính đất nước mình.

Chú ý: Phần tô đậm trong [...] là những chú thích hoặc câu hỏi của tác giả Max Brooks về bối cảnh và con người khi ông tiến hành phỏng vấn, trong khi phần chữ thường là lời tự thuật của chính nhân chứng ở những đất nước khác nhau.

CHƯƠNG II: CẢNH BÁO

Đại Trùng Khánh - Liên bang thống nhất Trung Quốc

[Trước khi chiến tranh nổ ra, dân số tại đây đạt ngưỡng hơn 35 triệu dân, nay cả thảy thậm chí còn chưa tới 50.000 người. Tiền vốn dành cho việc tái xây dựng luôn đến chậm ở những nơi như thế này trong cả nước vì chính phủ đang tập trung vào các khu vực đông dân ven biển. Ở đây chẳng có cái gọi là lưới điện trung tâm hay hệ thống sông ngòi chảy qua ngoài độc con sông Trường Giang. Tuy nhiên những con đường nay đã sạch bóng các đống đổ nát và "hội đồng an ninh" cũng ngăn chặn kịp thời mọi trận bùng phát thời hậu chiến. Chủ tịch của Hội đồng an ninh là ông Quang Kinh Sơ, một bác sĩ y khoa - người bất chấp gánh nặng tuổi già và thương tật chiến tranh, vẫn tận tình khám chữa bệnh tận nhà cho mọi bệnh nhân của mình.]

Trận bùng phát dịch đầu tiên mà tôi chứng kiến là tại một ngồi làng vùng cao không có cái tên chính thức. Dân cư gọi nó là "Tân Đại Xưởng", nhưng cái danh này phần nhiều lại mang ý nghĩa xuất phát từ hoài niệm quá khứ. "Cựu Đại Xưởng", ngôi làng trước đây của họ, đứng với lịch sử từ thời Tam Quốc tranh hùng mang theo mình những mái nhà, những thửa ruộng, những hàng cây có tuổi đời đến hàng thế kỷ. Khi đập Tam Điệp hoàn thành và nước hồ chứa bắt đầu dâng, toàn làng Đại Xưởng được tháo dỡ tới từng viên gạch để rồi xây lại trên thế đất cao hơn. Tuy nhiên ngôi làng Tân Đại Xưởng bấy giờ chẳng còn gì ngoài danh phận của một "bảo tàng lịch sử".

Nó chắc hẳn là một sự trớ trêu tới quặn lòng cho những người dân nghèo, những người dân thấy quê hương mình được cứu để rồi trở thành một nơi cho thiên hạ thăm quan thưởng ngoạn. Nhưng đó có thể là lý do cho việc họ đặt tên nơi đây là "Tân Đại Xưởng", mang mong muốn gìn giữ phần nào mối liên kết với di sản quá khứ, cho dù chỉ qua cái tên. Cá nhân tôi chưa từng biết sự tồn tại của "Tân Đại Xưởng" nên cậu có thể thấy tôi đã mơ hồ ra sao khi điện thoại gọi tới.

Bệnh viện khá im ắng trong đêm đó, một đêm trôi qua rất chậm, ngay cả ở cái thời mà số lượng ca cấp cứu do lái xe khi say xỉn đang ngày một tăng. Xe máy lúc đó là một phương tiện phổ biến, và chúng tôi thường nói với nhau rằng số lượng thanh niên Trung Quốc chết bởi chiếc Harley-Davidsons còn nhiều hơn cả số lính tráng hy sinh tại mặt trận Triều Tiên. Đó là lý do tại sao tôi rất thích một ca trực im lặng. Tuy vậy, tôi bắt đầu thấm mệt với đôi chân và cái lưng đau nhức. Nhưng khi đang trên đường ra ngoài ban công để hút điếu thuốc và ngắm mặt trời mọc thì bất ngờ tôi nghe tên mình được xướng lên. Cô y tá trực đêm đó mới vào làm và gần như không hiểu được tiếng địa phương của bệnh nhân nên không rõ đó là một ca cấp cứu vì tại nạn hay do ốm đau bệnh tật. Nhưng rõ ràng đây là một trường hợp rất khẩn cấp và cần chúng tôi giúp đỡ ngay lập tức.

Nhưng tôi có thể nói gì đây? Những bác sĩ ít tuổi hơn, những đám trẻ ranh Trung Quốc nghĩ rằng ngành y là con đường để đắp đầy tài khoản ngân hàng, hẳn nhiên sẽ chẳng tới tận nơi và ra tay giúp đỡ một gã "dân quê" đơn thuần chỉ vì tấm lòng.

Có lẽ việc đi tới tận nơi cứu chữa là vì bên trong sâu thẳm tôi vẫn nghĩ mình là một con người mang tinh thần cách mạng. "Nghĩa vụ của chúng ta là phải có trách nhiệm với nhân dân". Những câu từ đó vẫn còn đôi chút ý nghĩa, và bản thân tôi vẫn cố gắng gợi nhớ lại chúng mỗi khi chiếc Deer của mình nhảy lên xuống trên những con đường sỏi đá mà chính phủ hứa mãi chưa thấy sửa.

Tôi mất không biết bao nhiêu thời gian để tìm ra nơi đó. Chính thức thì ngôi làng này không hề tồn tại và vì thế, nó cũng chẳng xuất hiện trên bản đồ. Tôi lạc đường mất mấy lần và phải hỏi đi hỏi lại dân địa phương, những người vẫn nghĩ rằng tôi muốn tới "bảo tàng của thị trấn". Lúc đó tâm trạng tôi trở nên mất bình tĩnh, và khi tới được ngôi làng nằm trên đồi, tôi nhớ mình nghĩ trong đầu: "Mấy cái chuyện chết tiệt này mà không đáng công sức thì..". Nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt của dân làng, tôi ngay lập tức hối hận.

Họ có bảy người, tất cả nằm trên chiếu và không còn tỉnh táo. Dân làng đã chuyển họ tới Hội trường xã mới được xây, hầu hết tường mới chỉ trát xong lớp xi măng. Không khí bên trong khá lạnh và ẩm. Tôi nghĩ thầm: "Tất nhiên là họ mắc bệnh rồi" nên quay sang hỏi những người dân làng rằng ai đã chăm sóc cho các bệnh nhân trước khi tôi tới. Họ nói là chẳng ai cả và bảo rằng chuyện đó "không an toàn".

Tôi nhận ra là cửa Hội trường đã bị khóa chặt từ bên ngoài và có thể thấy người dân xung quanh đang vô cùng hoảng sợ. Họ túm tụm với nhau và thì thầm, số khác giữ khoảng cách và cầu nguyện. Thái độ của họ thực sự làm tôi tức giận, không phải trực tiếp tới họ, cậu biết đấy, không phải qua từng cá nhân mà thực tế là qua những gì họ thể hiện dưới bộ mặt của đất nước này. Một đất nước với những gã nông dân đần độn, trì trệ và mê tín như cái thời kỳ đầu của Ngưỡng Thiều man di mọi rợ.

Tôi vẫn còn lạc lối trong đầu óc của mình với những suy nghĩ chỉ trích khi quỳ xuống khám xét cho bệnh nhân đầu tiên. Cô ấy bị sốt rất cao, tới tận 40 độ C trong khi co giật một cách rất dữ dội. Gần như không còn tỉnh táo, cô rên nhẹ khi tôi cố gắng di chuyển chân tay. Tôi phát hiện một vết thương nhỏ bên cánh tay phải, một vết cắn. Khi nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra vết cắn không phải của động vật. Chu vi và dấu răng cho thấy vết thương bị gây ra bởi một người có vóc dáng nhỏ, có thể là trẻ em. Mặc dù giả thuyết của tôi chỉ ra đây là nguồn gốc của việc lây nhiễm thì lạ thay, vết thương hoàn toàn sạch sẽ.

Một lần nữa tôi quay sang hỏi dân làng là ai đã chăm sóc bệnh nhân, và một lần nữa, họ trả lời là chẳng ai cả. Tôi biết điều này không phải là sự thật. Miệng của con người là nơi chứa nhiều loài khuẩn gây bệnh, thậm chí còn nhiều hơn cả một con chó. Vì thế nếu không ai chăm sóc những bệnh nhân này, vậy tại sao vết thương không bị sưng tấy vì nhiễm trùng?

Tôi khám sáu bệnh nhân còn lại. Tất cả đều cho thấy các triệu chứng và vết cắn giống nhau trên đủ bộ phận cơ thể. Tôi chỉ thằng vào một người trong số dân làng mà hỏi, người tôi cảm thấy vẫn còn tỉnh táo nhất, rằng ai hay cái gì đã gây ra những vết thương này? Anh ta trả lời rằng chuyện này xảy ra khi mọi người cố gắng kiềm chế "nó".

"Ai?" - Tôi hỏi.

Cuối cùng tôi cũng thấy "Patient Zero" (Bệnh nhân số 0, là bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus trong một đợt dịch bệnh) đằng sau một cánh cửa khóa chặt của một ngôi nhà bỏ hoang đầu bên kia làng. Cậu bé mới có 12 tuổi. Cổ tay và chân cậu bị buộc với dây nilon gói hàng. Nhưng dù cậu ta kéo giật dây tới tróc lật da, lạ thay lại chẳng hề có chút máu. Máu cũng không chảy ra từ các vết thương khác trên người cậu bé, không ở các vết loét trên tay chân, hay thậm chí là từ khoảng trống đã khô máu nơi ngón cái của cậu "từng" ở đó. Cậu vần qua lại như một con thú trong khi miếng rẻ bịt mồm nén lại phần nào tiếng gầm gừ.

Ban đầu dân làng ngăn tôi lại và cảnh báo rằng đừng nên chạm vào cậu bé, rằng cậu đang bị "nguyền rủa". Nhưng tôi gạt họ sang bên, với lấy đôi găng tay và khẩu trang của mình. Da cậu ta lạnh toát và xám xịt như chính sàn nhà nơi cậu đặt lưng. Tôi chẳng thể tìm ra mạch hay nhịp tim. Mắt cậu ta hoang dại, mở lớn và hút sâu vào trong hốc, khóa chặt tới tôi như đôi mắt của thú săn mồi. Trong suốt quá trình khám xét, cậu ta hành động bạo lực một cách cực kỳ khó hiểu, cố gắng vồ lấy tôi với đôi tay bị trói chặt và cắn đớp liên hồi bất chấp mồm nhét giẻ kín...

(Còn tiếp)

Kỳ sau trong chuyên mục Truyện Game 18+, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những biểu hiện thú tính lạ thường của cậu bé 12 tuổi tại ngôi làng Tân Đại Xưởng nhớ ủng hộ mình nhé

Part 2

World War Z tiếp tục đến với kỳ thứ III với sự việc chính phủ Trung Quốc tắc trách, cố gắng ém nhẹm trận đại dịch Zombie tại ngôi làng Tân Đại Xưởng, góp phần vào nguyên do khiến thế giới đứng trước bờ vực của sự diệt vong. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với cậu bé vô danh, liệu cậu đã biến thành một xác sống thật sự và bí ẩn nào đằng sau những triệu chứng vô cùng lạ lùng của cậu? Hãy cùng tìm hiểu...

World War Z: An Oral History of Zombie War

(Thế chiến Z: Lịch sử chiến tranh Zombie qua lời kể)

Chương II: Cảnh báo

Hành động của cậu bé bạo lực và dữ dội tới độ tôi buộc phải gọi thêm hai người đàn ông to khỏe nhất làng tới giúp. Ban đầu họ chẳng dám nhúc nhích, chỉ đứng nép bên cánh cửa như những con thỏ non. Tôi buộc phải giải thích rằng nguy cơ lây nhiễm là không hề có nếu sử dụng găng tay và khẩu trang. Khi họ lắc đầu nhất quyết từ chối, tôi lập tức lớn tiếng ra lệnh bất chấp bản thân mình chẳng có cái quyền hạn nào để làm thế.

Tất cả chỉ cần có vậy. Hai “con bò cứng đầu” quỳ xuống bên cạnh tôi. Một giữ chân cậu bé trong khi người còn lại nắm chặt tay. Tôi cố gắng lấy mẫu máu nhưng tất cả những gì có được chỉ là một thứ chất lỏng màu nâu nhày nhụa. Ngay khi rút xi-lanh ra ra khỏi người, cậu bé lên cơn vùng vẫy một lần nữa.

Tay “trợ tá” của tôi, người chịu trách nhiệm giữ tay cậu bé, đã tự quyết rằng mọi chuyện sẽ an toàn hơn nếu lấy đầu gối đè tay cậu ta xuống sàn. Nhưng bệnh nhân nhỏ tuổi lại vùng dậy một lần nữa, và lần này… tôi có thể nghe rõ tiếng xương tay gãy đôi. Phần đầu nhọn của cả xương quay và xưởng khuỷu tay bị vặn gãy đâm thủng lớp da thịt xám xịt. Và cho dù cậu ta chẳng kêu gào tới một tiếng khóc hay thậm chí nhận ra thương tổn của bản thân, cảnh tượng thôi cũng đã là quá đủ để hai người đàn ông lực lưỡng quay đầu và chạy thục mạng khỏi căn phòng.

Theo bản năng tôi cũng nhảy lại vài bước. Thật xấu hổ khi phải thừa nhận điều này.. Tôi là một bác sĩ trong gần cả cuộc đời mình, tôi được đào tạo.. thậm chí cậu có thể nói tôi được “nuôi nấng” bởi Quân Đội Giải Phóng. Tôi đã chữa trị còn nhiều hơn cả thương tổn của chính bản thân, đối mặt với cái chết một lần chưa kể hết. Nhưng giờ đây tôi sợ hãi, sợ hãi một cách thực sự, sợ hãi trước một đứa trẻ đang bệnh tật.

Đứa trẻ bắt đầu quay về hướng tôi với cánh tay hoàn toàn đứt lìa. Thịt và các múi cơ bị xé toạc chừa lại gốc chi cụt. Cánh tay phải nay đã chẳng còn ai giữ lại, nắm lấy khúc tay trái, cố gắng kéo thân hình cậu ta lê lết trên sàn nhà.

Lập tức chạy ra ngoài và đóng sập cánh cửa phía sau lưng, tôi cố gắng kiềm chế sự sợ hãi và nhục nhã của bản thân mình. Giọng tôi vẫn còn run khi hỏi dân làng bằng cách nào mà cậu bé lại bị nhiễm bệnh. Nhưng chẳng ai trả lời. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng động nơi cánh cửa sau lưng, tiếng nắm đấm yếu ớt của cậu bé đập trên lớp gỗ mỏng. Lúc đó những gì tôi có thể làm là không nhảy dựng lên khi nghe thấy âm thanh rợn người và ước xin đừng ai nhận ra cái sắc hồng đỏ đang dần hút cạn trên gương mặt tôi. Tôi gào lên, với nỗi sợ và cơn tức giận, rằng mình phải biết chuyện gì đã xảy ra với cậu bé.

Một người phụ nữ bước lên, dường như là mẹ cậu ta. Tôi có thể nhận ra cô đã khóc trong nhiều ngày với đôi mắt khô mang màu đỏ thẫm. Cô kể rằng chuyện xảy ra khi cậu bé cùng cha mình đi “câu trăng”, cái từ người ta vẫn dùng để chỉ việc lặn tìm kho báu trong những phế tích cổ chìm sâu dưới lòng hồ chứa đập Tam Điệp. Với hơn một ngàn một trăm ngôi làng, thị trấn và thậm chí là cả thành phố bị bỏ lại, người ta luôn có hy vọng rằng mình sẽ tìm thấy một thứ gì đó giá trị dưới lòng nước. Ngày đó việc này là khá phổ biến và tất nhiên là hoàn toàn trái pháp luật. Nhưng người phụ nữ giải thích rằng chồng con cô không tới đó để đánh cắp, mà nơi họ tới chính là ngôi làng xa xưa, ngôi làng Cựu Đại Xưởng của họ, và họ cũng chỉ muốn tìm lại đồ đạc thừa tự từ những ngôi nhà chưa bị dời đi mà thôi. Cô liên tục lặp đi lặp lại điểm này, khiến tôi buộc phải cắt ngang và hứa rằng sẽ không báo công an. Cuối cùng cô mới giải thích rằng cô thấy con mình chạy về nhà khóc lóc cùng vết cắn trên bàn chân, nói mình không hề biết chuyện gì xảy ra vì lòng nước quá tối và đục. Người cha cũng mất tích kể từ đó.

Tôi lập tức lấy chiếc điện thoại di động và bấm số bác sĩ Cố Văn Quý, một đồng chí cũ của tôi thời còn đi bộ đội và nay đang làm việc tại Viện nghiên cứu bệnh Truyền Nhiễm thuộc Đại Học Trùng Khánh. Chúng tôi qua lại vài chuyện phiếm, hỏi han sức khỏe, con cái cháu chắt của nhau – tất cả chỉ để cho có lệ. Sau đó tôi cho anh hay về đợt bùng phát dịch và nghe anh đối đáp bằng vài ba câu chuyện cười xung quanh cái thói quen vệ sinh của người miền núi. Tôi cố gắng cười xã giao nhưng trong lòng tự nhủ rằng sự việc có thể mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng. Gần như miễn cưỡng, anh bạn tôi hỏi lại về các triệu chứng bệnh. Tôi kể hết, tôi kể mọi thứ: từ vết cắn, cơn sốt, rồi cậu bé, cho tới chuyện cánh tay… Và bỗng nhiên khuôn mặt anh cứng đờ. Tiếng cười của anh cũng tắt lịm.

Anh lập tức đòi tôi cho xem các bệnh nhân. Tôi quay chiếc camera điện thoại về mỗi người bệnh. Anh nói tôi đặt điện thoại gần hơn vào các vết thương. Tôi làm theo, và khi nhìn lại màn hình, tôi thấy đầu kia hình ảnh video đã tắt tự lúc nào.

“Ở yên đó!”. Tiếng anh xa dần: “Lấy tên của tất cả những ai đã tiếp xúc với bệnh nhân. Kiểm soát những ai đã bị nhiễm bệnh. Nếu đã có ai rơi vào tình trạng hôn mê, hãy rời bỏ căn phòng và tìm lối ra ngay lập tức.” Tiếng anh quả quyết, máy móc như thể anh đang thuật lại từ một thông báo hay tài liệu nào đó. Anh hỏi tiếp: “Cậu có súng không?” Tôi đáp: “Mình có thì để làm gì cơ chứ?”. Anh nói là anh sẽ gọi lại cho tôi một lần nữa về tất cả những chuyện này. Anh bảo anh phải gọi vài cuộc điện thoại và dặn tôi “hỗ trợ” có thể tới trong vài giờ đồng hồ nữa.

Nhưng chẳng cần tới một giờ đồng hồ để họ tới đây. Chừng 50 người trên vài chiếc trực thăng quân đội Z-8A. Họ nói mình là người của Bộ Y Tế. Họ nghĩ họ đang nói dối ai cơ chứ! Với dáng đi nạt nộ đầy vẻ dọa dẫm, ngay cả mấy gã nhà quê ở cái vùng chó ăn đá gà ăn sỏi này cũng có thể nhận ra một tay của Bộ An Ninh Quốc Gia.
Liệu vị bác sỹ có trốn chạy được khỏi cơn đại dịch đang âm ỉ? Liệu những tay ở Bộ an ninh quốc gia dưới vỏ bọc của nhân viên y tế sẽ làm gì những con người nơi đây? Thanh trừng để ém nhẹm và bịt miệng nhân chứng, vật chứng?

Tất cả sẽ được giải đáp trong kỳ sau của Chuyên mục Truyện game World War Z. Các bạn hãy đón đọc .

Ps: nguồn gamehub.com

Đã chỉnh sửa bởi ThanhTrung (24.09.2014 / 11:24) [3]
Agent 89  Agent 89 (906) [Off] [#]  (10 YA) (22.09.2014 / 21:04)
Mình tên Vũ.
188 lần được cảm ơn!
Giới thiệu thím The Khải Huyền em đang hóng. Của thím Toreno bên Voz. Cực hay. Bẩn bựa. Có đầu tư tỉ mỉ. Nói chung là đỉnh của đỉnh.
Facebook  Facebook (329) [Off] [#]  (4577 YA) (22.09.2014 / 21:06)
đang fa :(
15 lần được cảm ơn!
Thank bác gt e sẽ thử
♡Tiểu Công Tử♡  ♡Tiểu Công Tử♡ (1827) [Off] [#]  (0 YA) (14.07.2016 / 09:09)
YB4R.NET
333 lần được cảm ơn!
mình nhớ theo truyền thuyết zoombie xuất hiện ở Haiiti mà
banmuongi  banmuongi (4) [Off] [#]  (40 YA) (28.10.2016 / 09:46)
0 lần được cảm ơn!
hay lắm, thank you nhóc
Bạn cần đăng nhập để bình luận
  Tổng số: 5

Cùng chuyên mục
https://sextop1.one/anh-troc-de-dit-co-em-ho-o-chung-nha-dang-ngu/
Kỉ Nguyên Đen Tối
Bí mật cây cầu ma ám ở Đà Nẵng
Tâm Linh Là Có Thật
Chuyện kỳ lạ của mình
Lọc theo tác giả
Xem chủ để ngoại tuyến (Offline)

Trong diễn đàn

Sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống
Trang chủ
Diễn đàn hack game Android Việt Nam | Game mod cho Android
Developer: Võ Thanh Trung
Diễn đàn được phát triển bởi tất cả thành viên, cảm ơn các bạn!